Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2014

Mức nước bình quân của hồ ao là 1,2 m. Bạn có biết điều đó có ý nghĩa gì không?

Sau trời mưa, mặt ao hồ rất xanh, Tiểu Minh muốn cùng các bạn ra hồ bơi. Bên hồ có treo một tấm biển, bên trên viết: "Mực nước bình quân 1.2m". Tiểu Minh cao 1,7m nên cậu nghĩ: "Mình đứng dưới hồ vẫn còn cao hơn mặt nước 50 phân nữa nên không thể có chuyện gì được, chúng mình bơi đi thôi". Nói xong Tiểu Minh nhảy xuống hồ và bơi đi. Thực ra như vậy là vô cùng nguy hiểm, bạn có biết tại sao không?
Trước tiên, chúng ta cần phải làm rõ "mực nước" và "mực nước bình quân" là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. "Mực nước" chỉ độ sâu của nước tại một nơi trong hồ còn "mực nước bình quân" là chỉ độ sâu trung bình của các nơi trong hồ. Khái niệm "Mực nước bình quân" có phạm vi rộng hơn so với "Mực nước", nó không chỉ chỉ độ sâu ở một chỗ mà là một cách nói hết sức chung chung.
Vậy giá trị bình quân là gì? Chúng ta thử đưa ra một dãy số, rồi đem tổng của chúng chia cho số lượng các chữ số đó, kết quả này chính là giá trị bình quân của dãy số. Ví dụ như giá trị bình quân của 3 con số 1,2 m, 2,0 m và 0,4 m sẽ là (1,2 + 2,0 + 0,4)/3 = 1,2 m. Giá trị bình quân là kết quả do vận dụng toán học tổng hợp mà có được chứ không phải là một giá trị cụ thể nào đó bởi vậy nó có thể lớn hơn một vài số trong dãy số, cũng có thể nhỏ hơn một vài con số trong dãy số và cũng có thể bằng.
Ở đây Tiểu Minh chưa hiểu thế nào là mực nước trung bình. Cậu cho rằng trong hồ chỗ nào độ sâu cũng là 1,2 m, thực ra trong hồ độ nông sâu của các nơi là không như nhau, có nơi nước sâu hơn và cũng có nơi nước nông hơn chỉ có điều là bình quân của những chỗ sâu và những chỗ nông đó là 1,2 m mà thôi. Tiểu Minh cao 1,7m nhưng nếu cậu đến chỗ có độ sâu 2,0 m e rằng có thể sẽ bị chết đuối.
Khái niệm giá trị trung bình là loại khái niệm mà chúng ta thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Chúng ta thường hay nhắc đến chiều cao trung bình của cơ thể, thu nhập trung bình, tuổi thọ trung bình… Đây đều là kết quả bình quân của một dãy số. Trong toán học người ta gọi là số trung bình. Cũng có nhiều trường hợp mà người ta không cần biết giá trị cụ thể mà chỉ cần biết giá trị trung bình là được.

Thứ Năm, 24 tháng 4, 2014

Con quỷ và ba người lính

Ngày xưa xảy ra một cuộc chiến tranh lớn. Nhà vua có rất nhiều lính, trả lương cho họ quá ít, không đủ để sống. Có ba người lính bèn rủ nhau đào ngũ. 
Tag: trung tâm gia sư hà nội
- Nếu họ bắt được chúng ta, họ sẽ treo cổ chúng ta. Vậy thì làm thế nào bây giờ ? – người thứ nhất nói. 

Người thứ hai nói : 

- Các anh hãy trông cánh đồng lúa bát ngát kia. Nếu chúng ta trốn trong đó thì không ai có thể tìm được chúng ta. Quân đội không được phép sục vào ruộng lúa. Ngày mai thì đơn vị mình đã chuyển quân đi nơi khác. 

Thế là họ chui vào ruộng lúa, nhưng quân đội không chuyển đi đâu mà ở nguyên vị trí chung quanh đó. Ba người lính trốn trong ruộng lúa hai ngày, hai đêm. Họ đói lả như sắp chết đến nơi. Họ không dám ló ra vì sợ chết. Họ bảo nhau : 

- Trốn trong ruộng lúa này không được tích sự gì cả. Chúng ta sẽ chết và thối rữa ra ở đây mất thôi. 

Đúng lúc đó, có một con rồng lửa bay trên trời qua đó. Nó sà xuống gần họ và hỏi họ tại sao lại trốn ở đây. Họ trả lời : 

- Chúng tôi là ba người lính, chúng tôi đào ngũ vì lương ít quá. Giờ thì chúng tôi sẽ chết đói ở đây hoặc người ta sẽ treo cổ chúng tôi nếu chúng tôi ra khỏi đây. 

- Nếu các anh đồng ý phục vụ ta bảy năm - rồng nói – ta sẽ đưa các anh lên cao, bay qua cả cánh quân lớn mà không một ai chạm được vào các anh. 

- Chúng tôi làm gì có quyền lựa chọn , đành bằng lòng thôi. - họ trả lời. 

Rồng quắp họ vào móng đưa họ khỏi cánh quân khá xa, rồi lại để họ xuống đất. Rồng đâu phải là ai khác, nó là con quỷ. Nó đưa cho họ một cái roi nhỏ và bảo : 

- Các anh hãy tự đánh vào người bằng cái roi này, ở trong người các anh sẽ tuôn ra số tiền mà các anh cần có; các anh sẽ sống sung sướng như ông hoàng tha hồ lên xe xuống ngựa. Nhưng sau bảy năm các anh sẽ thuộc về ta. 

Nó đưa cho ba người lính một quyển sách và bảo ký tên vào đó. Nó lại nói thêm : 

- Lúc đó, ta sẽ ra cho các anh một câu đố, nếu giải được thì các anh sẽ được tự do và thoát khỏi quyền lực của ta. - nói xong con rồng bay đi. 

Ba người lính bắt đầu sử dụng cái roi. Họ có nhiều tiền, họ đi may quần áo sang trọng và đi chu du thiên hạ. Ở đâu họ cũng sống vui vẻ và xa hoa, lên xe xuống ngựa, ăn uống thỏa thích, nhưng họ không làm điều gì xấu. Thời gian trôi qua rất nhanh, và bảy năm sắp qua. Hai người lính cảm thấy tim thắt lại vì sợ hãi. Trong khi đó, người thứ ba vẫn rất lạc quan. Anh nói : 

- Các cậu ạ, đừng sợ ! Tớ có phải là đồ ngu đâu ! Tớ sẽ giải được câu đố ! 

Họ cùng đi ra cánh đồng, ngồi xuống. Hai người kia mặt mày rầu rĩ. Lúc đó, có một bà già đi tới. Bà hỏi tại sao họ buồn thế. 

- Dào ôi ! Cụ biết thì có ích gì cho cụ đâu ? Dù sao cụ cũng không giúp gì được cho chúng tôi ! 

- Biết đâu đấy ! - cụ trả lời – các anh hãy tin ta, hãy kể ta nghe nỗi lo lắng của các anh ! 

Họ kể với bà cụ là đã thành người hầu của quỷ trong bảy năm. Nó đã cung cấp cho họ tiền tiêu tha hồ, nhưng họ đã cho nó chữ ký của họ; họ sẽ thuộc hẳn về nó nếu sau bảy năm, họ không giải được một câu đố. Bà già nói : 

- Nếu các anh muốn ta giúp đỡ, thì một người trong các anh phải vào rừng. Anh ta sẽ đến một tảng núi bị sập, nom như một cái nhà. Anh ta phải vào trong nhà ấy và sẽ được giúp đỡ. 

Hai người lính buồn rầu nói : 

- Có làm việc đó cũng không đi đến đâu cả, rồi họ ngồi ỳ ra. 

Người thứ ba luôn luôn vui vẻ, đứng dậy đi vào rừng. Anh ta đi mãi cho tới khi đến cái nhà ở tảng núi sập. Trong nhà có một bà cụ ngồi như phỗng đá. Đó là người bà của con quỷ. Cụ hỏi anh ở đâu đến và muốn gì. Anh kể cụ nghe những việc đã qua. Vì anh được lòng bà cụ nên cụ thương hại anh và hứa sẽ giúp anh. Cụ nhấc hòn đá to che lối vào một cái hầm và bảo : 

- Anh hãy trốn vào đấy. Anh sẽ nghe thấy mọi lời nói. Hãy bình tĩnh và đừng có bị kích thích. Khi rồng về, ta sẽ hỏi nó về câu đố. Nó sẽ nói hết với ta. Còn anh, anh hãy lắng nghe các câu nó trả lời. 

Đến nửa đêm, rồng về và đòi ăn. Bà nó dọn ra bàn ăn rượu và đồ nhắm để nó vui lòng. Họ cùng nhau ăn uống. Trong khi nói chuyện, bà nó hỏi nó về các chuyện xảy ra trong ngày và nó đã chiếm được bao nhiêu linh hồn. 

- Hôm nay, cháu không gặp may – nó trả lời – nhưng cháu đã bắt được ba thằng lính chắc chắn cháu sẽ chiếm được linh hồn những thằng này. 

- Ba người lính à ? – bà cụ hỏi – đó là những trai tráng. Có thể chúng nó sẽ thoát khỏi tay mày. 

Con quỷ nói với giọng khinh miệt : 

- Chúng thuộc về cháu mà. Cháu sẽ cho chúng một câu đố mà chúng không giải được. 

- Câu đố thế nào ? – bà hỏi. 

- Để cháu nói bà nghe : ở biển Bắc bao la có một con mèo biển chết, nó sẽ được mang rán và cháu sẽ cho chúng ăn. Một cái xương sườn cá voi sẽ dùng làm thìa và một cái móng ngựa cũ rỗng làm cốc cho chúng uống rượu vang. 

Khi con quỷ đi ngủ, người bà nhấc hòn đá lên, cho người lính ra 

- Anh đã nghe thấy hết chưa ? 

- Thưa cụ, rồi ạ - anh lính nói – cháu đã biết kha khá và cái đó sẽ giúp cháu. 

Anh lính trèo qua cửa sổ không một tiếng động, và vội vã đi tìm các bạn. Anh kể cho họ nghe là người bà đã giăng bẫy lừa con quỷ thế nào và anh đã học được cách giải câu đố. Cả bọn đều vui vẻ, mặt mày hớn hở, cầm roi đánh vào người và tiền vung ra khắp bốn phía. 

Bảy năm đã trôi qua. Con quỷ mang quyển sách đến, chỉ cho họ những chữ ký và bảo : 

- Ta sẽ dẫn các anh xuống địa ngục, ở đấy các anh sẽ được ăn một bữa. Nếu các anh đoán được sẽ được ăn thịt gì rán, thì các anh sẽ được tự do và được giữ lại cả cái roi nữa. 

Lúc đó, người lính thứ nhất bắt đầu nói : 

-Ở biển Bắc bao la, có một con mèo biển chết. Chắc chắn nó sẽ được rán cho bọn tôi ăn. 

Con quỷ nổi giận nói : 

-H ừ …hừ … - và hỏi người lính thứ hai – nhưng các anh lấy gì làm thìa ? 

- Một cái sườn cá voi sẽ dùng làm thìa. 

Con quỷ tái mặt đi, lại làu nhàu ba lần : 

- Hừ …hừ…hừ… - và bảo người lính thứ ba – anh có biết là cái gì sẽ dùng làm cốc uống rượu vang không ? 

- Một cái móng ngựa cũ dùng làm cốc rượu vang cho chúng tôi. 

Quỷ liền bay đi và thét to lên. Nó không còn quyền lực gì đối với ba người lính. Còn ba người lính thì giữ được cái roi, họ làm ra rất nhiều tiền tùy theo ý muốn và sống sung sướng đến hết đời.

Thứ Hai, 21 tháng 4, 2014

18 chữ "vàng" để học tốt môn Sử

Môn Lịch sử lớp 12 khá dài, chỉ riêng sử Việt Nam là 200 trang, sử Thế giới là 114 trang. Và đề thi vào ĐH thì có thể ở bất kỳ trang nào, ở dạng tổng hợp, chi tiết hoặc hệ thống, so sánh. 18 chữ “vàng" dưới đây phần nào sẽ giúp các bạn học sinh hiểu bài và làm bài tốt hơn.
8 chữ để học tốt
Nắm đề
Đề ở đây là tên đề bài, tên tiểu mục. Nhiều học sinh học thuộc nội dung nhưng lại không nhớ tên tiểu mục, khi làm bài có thể "râu ông nọ cắm cằm bà kia", nghĩa là lạc đề.
Vậy trước khi học tiểu mục nào, nên nắm chắc tên tiểu mục ấy. Chuyển tiểu mục ấy thành câu hỏi. Ví dụ như "Ba tổ chức Đảng cộng sản nối tiếp nhau ra đời năm 1929". Tự đặt ra câu hỏi như: "Ba tổ chức cộng sản ấy tên là gì? Tại sao ra đời? Bao giờ? Ở đâu? Có ý nghĩa gì?" Như vậy kích thích hứng thú học tập, hiểu sâu, nhớ lâu. Đó là chủ động trong học tập.
Nắm khung
Khung là dàn ý của cả bài hoặc của từng phần. Trước khi học cả bài hay từng phần nên nắm chắc cái dàn ý của nó. Dàn ý thường theo giai đoạn hoặc theo sự kiện, bao gồm: nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa. Nắm khung giúp nhớ có hệ thống và nhớ lâu, dễ trả lời những câu hỏi tổng hợp.
Nắm chốt
Chốt là thời điểm gắn với một sự kiện quan trọng hoặc tương đối quan trọng. Nếu là sự kiện quan trọng thì phải nhớ cả ngày, tháng, năm. Ví dụ: Thành lập Đảng cộng sản Việt Nam 3/2/1930. Nếu chỉ là tương đối quan trọng, có thể chỉ cần nhớ tháng và năm, thậm chí chỉ nhớ năm, cũng tạm được. Nên tìm các mối quan hệ giữa các chốt về thời gian và sự kiện thì dễ nhớ và nhớ lâu.
Thuật ngữ
Cần phải nhớ đúng những thuật ngữ lịch sử. Ví dụ không được viết nhầm "Mặt trận dân tộc thống nhất" thành "Mặt trận thống nhất dân tộc". Không được viết lẫn lộn giữa những chữ "đấu tranh", "chiến đấu", "khởi nghĩa"… vì mỗi chữ có một nghĩa khác nhau.
Nhiều em băn khoăn: "Học đúng phương pháp, thuộc kĩ rồi, nhưng ít lâu sau lại quên?" Đừng lo. Kiến thức học thuộc đã tạo thành "những đường liên hệ tạm thời" trên vỏ não. Nó có thể mờ đi nhưng không mất. Chỉ cần học ôn vòng thứ hai, vòng thứ ba là nó sẽ khắc sâu và nhớ mãi. Nên lưu ý: cái gì càng hiểu rõ thì càng dễ nhớ và nhớ lâu.
10 chữ để thi tốt
Hiểu đề
Đọc thật kĩ từng chữ trong câu hỏi để hiểu rõ người ta hỏi vấn đề gì? Phạm vi thời gian của câu hỏi là từ năm nào đến năm nào? Như vậy tránh được lạc đề hoặc thiếu ý.
Dựng khung
Dù thuộc đến mấy cũng không viết ngay vào giấy thi. Hãy viết dàn ý vào giấy nháp sao cho thật đầy đủ và có hệ thống, đáp ứng yêu cầu của câu hỏi.
Cắm chốt
Ở mỗi phần của dàn ý ấy, ghi những chốt, nghĩa là sự kiện quan trọng cùng với thời điểm của nó. Như vậy bài làm sẽ không bỏ sót những sự kiện quan trọng.
Viết sạch
Viết vào giấy thi một cách sáng sủa, dễ đọc. Hết mỗi ý chính, mỗi sự kiện nên xuống dòng. Thấy cần thiết để làm nổi bật từng giai đoạn, từng sự kiện, từng ý nghĩa có thể ghi 1, 2, 3 hoặc a, b, c hoặc gạch đầu dòng, vì Lịch sử là một môn khoa học xã hội, có thể trình bày một cách có hệ thống. Như vậy cũng dễ cho người chấm.
Có thể viết tắt những chữ thông dụng. Không dùng những kí hiệu. Chữ nào sai thì gạch đè lên, không nên xoá lem nhem, không đưa vào ngoặc đơn. Nếu trót thiếu cả một đoạn dài, có thể ghi bổ sung xuống cuối bài. Phải chia thời gian để trả lời đủ các câu hỏi, tránh đầu voi đuôi chuột.
Đọc lại
Phải tính toán thời gian, để khi viết bài xong, vẫn còn độ 10, 15 phút. Nhất thiết phải đọc lại bài để sửa chữa những chỗ sai sót nhầm lẫn rồi mới nộp bài. Đọc lại là khâu rất quan trọng để bài thi được điểm cao hơn.
  • Theo Gia đình&Xã hội

Chủ Nhật, 20 tháng 4, 2014

Phương pháp giảng dạy và các dạng toán điển hình bồi dưỡng học sinh giỏi bậc tiểu học

Phương pháp giảng dạy và các dạng toán điển hình bồi dưỡng học sinh giỏi bậc tiểu học

Trung tâm gia sư Hà Nội cung cấp giải pháp học tập môn toán tốt chất cho các em học sinh bậc tiểu học. Đặc biệt, trung tâm tổ chức dạy kèm và hướng dẫn luyện thi cho các em học sinh lớp 5 lên lớp 6 vào các trường chuyên tại Hà Nội: Amsterdam, Merie Curie, Giảng Võ, ... Mọi thông tin cần hỗ trợ tư vấn tìm giải pháp xin vui lòng liên hệ trực tiếp cho chúng tôi: ĐT: (043).990.6260 - 0936.128.126.


20 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 8 dành cho HSG

20 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 8 dành cho HSG

Mọi thông tin cần hỗ trợ tư vấn và tìm giải pháp học Toán tốt nhất cho con em mình xin vui lòng liên hệ trung tâm gia sư Hà Nội. ĐT: (043).990.6260 - 0936.128.126.  

Thứ Tư, 16 tháng 4, 2014

Giải Quyết Một Số Tình Huống Sư Phạm Thường Gặp



Giải Quyết Một Số Tình Huống Sư Phạm Thường Gặp
 
* TH12:  Trong giờ học, một nhóm học sinh mất trật tự -> làm thế nào?
=> Cách giải quyết:  Tạm ngưng bài giảng, nghiêm nét mặt, hướng mắt về phía có HS mất trật tự, đợi lớp trật tự rồi tiếp tục giảng.
* TH13:  Khi đang giảng bài, phát hiện một HS đang đọc truyện -> làm thế nào?
=> Cách giải quyết:  Yêu cầu HS đưa quyển truyện cho giáo viên, cuối giờ gặp riêng HS đọc truyện để góp ý.
* TH14:  Một học sinh khá của lớp bất ngờ sa sút về lực học -> làm thế nào?
=> Cách giải quyết:  Tìm hiểu nguyên nhân, thăm hỏi gia đình, phối hợp với phụ huynh học sinh cùng tìm cách giải quyết.
* TH15:  Khi kiểm tra bài cũ, một học sinh không thuộc bài vì lý do tối hôm trước bị mất điện nên không học được bài -> làm thế nào?
=> Cách giải quyết:  Nghiêm túc nhắc nhở, khuyên bảo học sinh, sau đó tế nhị tìm hiểu nguyên nhân và tính trung thực của học sinh.
* TH16:  Sau bài kiểm tra 1 tiết, do đề bài quá khó, điểm của học sinh quá thấp -> làm thế nào?
=> Cách giải quyết:  Huỷ bài kiểm tra, thay khi có điều kiện, đồng thời quán triệt học sinh phải chịu khó học vì sẽ không có lần thứ hai như vậy nữa.
* TH17:  Trong giờ học có 2 học sinh đùa nghịch -> làm thế nào?
=> Cách giải quyết:  Yêu cầu lớp giữ trật tự, nhắc 2 học sinh đùa nghịch cuối giờ ở lại.
* TH18:  Buổi tối đi chơi, đang hút thuốc thì gặp học sinh -> làm thế nào?
=> Cách giải quyết:  Tỏ ý không nhận ra, ngày hôm sau gặp riêng học sinh để trao đổi và nhắc nhở.
* TH19:  Học sinh gặp giáơ viên trên đường đi nhưng không chào -> làm thế nào?
=> Cách giải quyết: Coi như không có gì xảy ra, nhân dịp nào đó sẽ đưa ra bài học giáo dục.
* TH20:  Một buổi tối đi chơi, giáo viên chủ nhiệm gặp 2 học sinh của lớp mình yêu nhau -> làm thế nào?
=> Cách giải quyết:  Hôm sau gặp riêng từng em để khuyên bảo, phối hợp với gia đình cùng bảo ban…
* TH21:  Đang giờ học, 1 học sinh nam ném thư cho học sinh nữ -> làm thế nào?
=> Cách giải quyết: Xuống chỗ học sinh nữ, yêu cầu đưa tờ giấy, xem và cất đi, tiếp tục giảng bài, sau đó gặp riêng 2 học sinh để nhắc nhở.
* TH22:  Lớp 11 đang chọn học sinh làm lớp trưởng, một em học giỏi nhưng hoạt động chưa năng nổ, một em hoạt động rất năng nổ nhưng lực học hơi hạn chế -> làm thế nào?
=> Cách giải quyết:  Bỏ phiếu kín, sau đó giáo viên chủ nhiệm kiểm phiếu và lấy theo đa số phiếu.
* TH23:  Trong giờ học giáo viên phát hiện có 2 học sinh đang sụt sịt khóc -> làm thế nào?
=> Cách giải quyết:  Nhẹ nhàng nhắc lớp tập trung học, đưa mắt nhìn về phía 2 học sinh, cuối giờ sẽ gặp riêng để tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục.
* TH24:  Giờ kiểm tra, nhắc nhầm tên -> học sinh phản ứng-> làm thế nào?
=> Cách giải quyết:  Yêu cầu lớp trật tự, xuống chỗ học sinh nhắc tên để kiểm tra tên và nhắc nhở thái độ làm bài, yêu cầu lớp khẩn trương làm bài.
* TH25:  Khi học sinh giả mạo chữ ký của phụ huynh -> làm thế nào?
=> Cách giải quyết:  Gặp riêng học sinh để nhắc nhở, rút kinh nghiệm, đồng thời bí mật liên hệ với gia đình.
* TH26:  Giờ chào cờ, có 5 học sinh không mặc đồng phục, ban giám hiệu biết và nói với GVCN -> làm thế nào?
=> Cách giải quyết:  Hỏi lý do và phê bình 5 học sinh trước lớp, yêu cầu làm bản kiểm điểm.
* TH27:  Khi học sinh nữ có tình cảm với thầy giáo chủ nhiệm -> làm thế nào?
=> Cách giải quyết:  Coi như không biết và vẫn cư xử bình thường, nhân dịp nào đó có thể kể chuyện về mối quan hệ thầy trò đúng mực.
* TH28:  Có 1 học sinh nhiều lần không đứng dậy chào giáo viên -> làm thế nào?
=> Cách giải quyết:  Xuống tận nơi hỏi lý do, nhắc nhở em học sinh đó nếu tái phạm sẽ báo với giáo viên chủ nhiệm.
* TH29:  Giáo viên mắng học sinh quá mức, học sinh cầm cặp bỏ về -> làm thế nào?
=> Cách giải quyết:  Thầy xin lỗi cả lớp vì đã quá nóng nảy, nhưng các em yên tâm, thầy sẽ tìm cách gặp riêng bạn học sinh đó.
* TH30:  Học sinh trong lớp cứ chê tật xấu của bạn mình, ví dụ nói ngọng “n và l” -> làm thế nào?
=> Cách giải quyết:  Khi không có mặt học sinh đó thì nhắc lớp không được cười bạn mình, đồng thời tích cực giúp em học sinh đó sửa chữa.
* TH31:  Trong khi giảng bài, một học sinh nhại lời giáo viên -> làm thế nào?
=> Cách giải quyết:  Tạm ngưng, hướng về phía học sinh: “Điều em nói là thừa, vì các bạn trong lớp nghe lời thầy giảng hơn là nghe e nói”.
* TH32:  Phê bình 1 học sinh, sau đó phát hiện em đó không có lỗi -> làm thế nào?
=> Cách giải quyết:  Nhân dịp nào đó, nói với học sinh đó: “Hôm trước thầy phê bình em nhưng em không có lỗi, người lớn đôi khi cũng mắc sai lầm”.
* TH33:  Đang giảng bài, 2 học sinh nam đánh nhau -> làm thế nào?
=> Cách giải quyết:  Yêu cầu 1 trong 2 chuyển chỗ khác rồi tiếp tục giảng.
* TH34:  Giờ chữa bài tập, học sinh tìm ra cách giải khác -> làm thế nào?
=> Cách giải quyết:  Nói với lớp: “1 bài tập có thể có nhiều cách giải khác nhau, bài giảng của thầy chỉ là một cách giải, các em hãy cố gắng để tìm ra nhiều cách giải cho một bài tập”.
* TH35:  Giờ chữa bài tập, giáo viên bị nhầm dấu + thành dấu – và học sinh phát hiện ra -> làm thế nào?
=> Cách giải quyết: Xin lỗi cả lớp, cảm ơn em học sinh đã phát hiện ra sự nhầm lẫn của mình, rồi sửa lại và tiếp tục giảng.
* TH36:  Giáo viên vào lớp, cả lớp đứng chào, có mấy học sinh vẫn còn đùa nghịch -> làm thế nào?
=> Cách giải quyết:  Giáo viên đứng nghiêm, đưa mắt về phía học sinh đùa nghịch, đến khi lớp im lặng thì nói: “Thầy chào các em. Mời các em ngồi”.
* TH37:  Đang giảng bài, một học sinh nữ kêu rú lên vì có học sinh nam bỏ con thạch sùng vào ngăn bàn -> làm thế nào?
=> Cách giải quyết:  Yêu cầu học sinh đó tự giác nhặt con thạch sùng đem ra hành lang bỏ vào thùng rác và trở lại lớp học.
* TH38:  Trong lớp có học sinh học yếu, hay nghịch, nhưng lại được lớp đề nghị giữ chức đội trưởng đội bóng -> làm thế nào?
=> Cách giải quyết:  Yêu cầu học sinh đó không được đùa nghịch, và phải vươn lên trong học tập thì mới xem xét có cho làm đội trưởng hay không.
* TH39:  Học sinh X là em tháo vát, nhưng hay nợ tiền, được đề nghị giữ quỹ cho lớp -> làm thế nào?
=> Cách giải quyết:  Trao đổi với ban cán sự lớp về trường hợp này rồi đi đến quyết định có cử X giữ quỹ lớp hay không.
* TH40:  Sắp hết giờ, học sinh thắc mắc, giáo viên giải quyết chưa thoả đáng -> làm thế nào?
=> Cách giải quyết:  Gọi học sinh học giỏi nhất lớp trả lời thắc mắc, sau đó nhận xét câu trả lời trước lớp và hỏi lại em thắc mắc xem đã hiểu chưa.
* TH41:  Học sinh bị rách quần -> làm thế nào?
=> Cách giải quyết:  Đến cạnh em học sinh đó và nói nhỏ: “Em hãy về thay trang phục đi, thầy cho phép em đến muộn một chút cũng được”.
* TH42:  Trong giờ học, lớp trưởng quay xuống hỏi bạn -> làm thế nào?
=> Cách giải quyết:  Hết giờ nhắc riêng em đó: “Trong lớp em cũng nói chuyện riêng liệu có bảo được các bạn không”.
* TH43:  Trong giờ học, 1 học sinh đứng dậy: “Thầy dạy nhanh quá” -> làm thế nào?
=> Cách giải quyết:  Bài học hôm nay hơi dài, thầy sẽ cố gắng nói chậm hơn, nhưng các em cũng cần tập trung nghe nhé.
* TH44:  Do sơ xuất, vào lớp quên không cài khoá quần -> làm thế nào?
=> Cách giải quyết:  Xin lỗi, các em đợi thầy một lát -> ra ngoài sửa lại quần áo và vào dạy bình thường.
* TH45:  Khi kiểm tra bài cũ, phát hiện 1 học sinh quên không cài khoá quần -> làm thế nào?
=> Cách giải quyết:  “Em có thể về chỗ”. Sau giờ học nhắc học sinh này ở lại để gặp: “Em có biết vì sao thầy cho em về chỗ không?”...
* TH46:  Trong giờ học, phát hiện học sinh đang làm bài tập của môn học khác -> làm thế nào?
=> Cách giải quyết:  Nghiêm túc nhắc nhở học sinh: “Giờ nào việc nấy”. Chúng ta phải biết sắp xếp thời gian một cách khoa học thì việc học tập mới đạt kết quả, sắp thi học kỳ rồi đấy.
* TH47:  Năm học mới đã bắt đầu được 1 tháng nhưng vẫn có 3 học sinh lớp chủ nhiệm không mặc đồng phục -> làm thế nào?
=> Cách giải quyết:  Cuối giờ học nhắc cả lớp: “Kể từ ngày mai, các em phải mặc đồng phục khi đi học, em nào có lý do đặc biệt thì gặp thầy”.
* TH48:  Gọi học sinh lên bảng làm bài tập, học sinh loay hoay, quay xuống dưới cầu cứu -> làm thế nào?
=> Cách giải quyết:  Đặt một số câu hỏi gợi ý cho học sinh tìm ra cách giải.
* TH49:  Giờ kiểm tra diễn ra được 5 phút thì phát hiện 1 học sinh dùng tài liệu -> làm thế nào?
=> Cách giải quyết:  Thu tài liệu và nói: “Thầy phê bình em, nếu em còn tái phạm thầy sẽ buộc phải đánh dấu bài làm của em”.
* TH50:  Trống vào lớp, 1 học sinh nghịch chốt cửa, giáo viên phải gõ cửa mới cho vào -> làm thế nào?
=> Cách giải quyết:  Chắc là em nào đóng cửa để thầy vào lớp sẽ không còn thời gian kiểm tra bài cũ nữa chứ gì, nếu hôm qua đi dã ngoại thì cứ nói, thầy sẽ không kiểm tra. Em nào đóng cửa không cho thầy vào là hành động vô lễ đấy.
* TH51:
  Trong giờ học, có 1 học sinh gục khóc trong lớp -> làm thế nào?
=> Cách giải quyết:  Hết giờ học, nhắc em học sinh đó ở lại, hỏi xem có chuyện gì xảy ra rồi tìm cách khuyên bảo.

Thứ Ba, 15 tháng 4, 2014

Bản Chất Của Hoạt Động Học

Hoạt động học là một trong những hoạt động cơ bản của con người, đây là quá trình nhận thức độc đáo của người học, giúp họ phát triển nhân cách một cách toàn diện để thích ứng nhanh chóng với sự biến đổi phức tạp của cuộc sống. Hoạt động học có những đặc điểm sau: - trung tâm gia sư hà nội
  • Đối tượng của hoạt động học là tri thức và những kỹ năng, kỹ xảo tương ứng với tri thức đấy. Muốn học có kết quả, người học phải tích cực tiến hành những hoạt động học nhằm "tái tạo" lại là phương thức loài người đã phát hiện, khám phá ra tri thức đó.
  • Hoạt động học được điều khiển một cách có ý thức nhằm tiếp thu tri thức, kĩ năng, kĩ xảo.
  • Hoạt động học không hướng vào mục đích thu nhập, tích lũy tài liệu mà hướng vào làm thay đổi chính bản thân người học, nâng trình độ phát triển nhận thức nói riêng và tâm lý nói chung lên một mức cao hơn thông qua quá trình tiếp thu tri thức.
  • Hoạt động học không chỉ hướng vào tiếp thu những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mới làm mà còn hướng vào việc tiếp thu nhưng tri thức của chính bản thân hoạt động học - đó là phương pháp học. Muốn cho hoạt động học có hiệu quả thì người học phải có phương pháp học.

Thứ Năm, 3 tháng 4, 2014

Các trung tâm gia sư ra đời như thế nào

Từ đâu các trung tâm gia sư ra đời vậy? Lý do gì, mà cho đến bây giờ dịch vụ gia sư vẫn rất phát triển và lại còn phát triển mạnh mẽ nữa chứ. Đặc biệt, tại các thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn...các trung tâm gia sư mọc ra như lấm sau mưa.

Cuộc sống nhộn nhịp, các bậc phụ huynh ngày càng bị cuốn theo cuộc sống để tranh thủ lo về vấn đề kinh tế. Thời gian chăm lo cho gia đình con cái ngày càng bị thu hẹp đi. Và nhất là ở các thành phố lớn - để lo kiếm tiền, có thời gian nghỉ ngơi và có thời gian đi chơi cùng con cái mỗi cuối tuần, người ta thuê người làm. Đến việc đưa đón con đi học, trông con cũng có những người giúp việc lo. Thế rồi, không biết lúc nào, các phụ huynh cũng khó có thể theo kịp để mà hướng dẫn cho con em mình. Rồi người ta lại thuê gia sư, thuê ở đâu, tất nhiên là tìm qua trung gian mà người ta gọi là trung tâm gia sư rồi.

Trung tâm gia sư hà nội, trung tâm gia sư sư phạm...rồi nhiều tên gọi khác nhau, tuy nhiên xét trên nhiều góc canh thì tất cả nhằm mục đích phục vụ nhu cầu học tập, giúp cha mẹ học sinh hướng dẫn con em học tập.