Đọc sách là cách để bạn bổ sung kiến thức, nhưng khi thời lượng có hạn hoặc sách cần đọc quá nhiều thì bạn cần những "tuyệt chiêu" giúp "đánh nhanh rút gọn" mà phải thật hiệu quả.
Phân loại tài liệu đọc
Có
rất nhiều loại tài liệu cần thiết, nhưng nhìn chung trung tâm gia sư cho rằng chúng có 3 loại
sau: Loại 1: tài liệu tin tức hàng ngày (facebook, báo chí, tin nhắn,
E.mail…); Loại 2: các loại sách truyện (tiểu thuyết, truyện ngắn,
thơ,…); Loại 3: Các loại sách giáo khoa, sách nâng cao, tham khảo, tài
liệu chuyên sâu liên quan đến học tập…
Việc
phân loại rõ ràng các tài liệu cần đọc giúp ta có được cách thức và tốc
độ đọc phù hợp. Loại 1 và 2 thì đọc nhanh hơn, khái quát hơn. Loại thứ 3
thì cần nghiền ngẫm, đọc kỹ lưỡng hơn.
Sử dụng “vật dẫn đường”
Đã
bao giờ bạn đang đọc nhưng bất ngờ quên mất không biết mình đang đọc
đến dòng nào? Hay đang đọc đoạn này nhưng lại bị thu hút bởi một đoạn
khác và phải mất không ít thời gian để tìm lại đoạn vừa đọc? Đó là vì
mắt của chúng ta có tầm bao quát rất rộng và có tốc đọ xử lý rất cao, do
vậy, nếu đọc bằng cách chỉ nhìn vào sách thì bạn rất dễ bị mất tập
trung.
Để khắc phục việc mắt “đi hoang”, bạn
nên tìm một vật “dẫn đường” khi đọc. Ví dụ, khi đọc bạn dùng một cây bút
hoặc chính ngón tay của mình lia theo dòng chữ, điều này giúp bạn sẽ
không bị lạc mất dòng khi đang đọc.
Tăng "khẩu độ" mắt
Tốc
độ xử lí của mắt nhanh hơn chúng ta tưởng rất nhiều, vì vậy để mắt đọc
từng chữ là vô cùng lãng phí. Để tăng tốc độ đọc chúng ta không nên đọc
từng chữ mà cần đọc nhiều chữ cùng một lúc.
Theo tìm hiểu, trung tâm gia sư hà nội biết rằng trung bình trong một tích tắc mắt có thể đọc được từ 3 đến 5
chữ, đây gọi là khẩu độ mắt. Khẩu độ mắt sẽ được trợ giúp bằng tốc độ
lia đi của “vật chỉ đường” như đã nhắc ở trên và tất nhiên sẽ tăng lên
bằng việc rèn luyện đọc hằng ngày.
Không đọc trong sự im lặng “đáng sợ”
Rất
nhiều người hiểu lầm rằng không gian đọc càng im lặng thì khả năng tập
trung và ghi nhớ càng cao, điều này hoàn toàn sai lầm. Đã có những thì
nghiệm thực tế chứng minh không ai có thể chịu đựng được quá 10 phút khi
ở trong một môi tường bị lại bỏ hoàn toàn âm thanh.
Vì
vậy, khi đọc sách hãy tạo ra một không gian thoải mái nhất có thể và
một gợi ý là âm nhạc. Hãy bật những bản nhạc phù hợp lên khi đọc sách,
những bản nhạc có giai điệu không quá nhanh, cũng không quá chậm, mà nhẹ
nhàng, dễ nghe, và có tiết tấu vừa phải, điều này giúp ta tiếp thu bài
tốt hơn.
Đọc phần tóm tắt trước khi đọc chi tiết
Trước
khi muốn khám phá và nắm bắt điều gì đó, bạn cần phải hiểu nó là cái
gì? Nó như thế nào? Nguồn gốc suất xứ của nó? Đọc sách cũng như vậy, bạn
cần hiểu bạn đang đọc cái gì và khi bạn hiểu được cái cốt của tài liệu
bạn sẽ đọc bạn sẽ đọc và nắm bắt nó nhanh hơn.
Ví
dụ, khi bạn đọc một cuốn tiểu thuyết dài, như Tam quốc diễn nghĩa chẳng
hạn. Nếu bạn đọc trước cốt truyện, hiểu được vai trò, vị trí, tính cách
của các nhân vật chính, quá trình đọc sẽ nhanh hơn. Thêm nữa, việc đọc
trước cốt tuyện còn giúp bạn biết chỗ nào nên đọc lướt và chỗ nào nên
đọc kỹ. Đảm bảo, những nhà bác học đã đọc “1 vạn cuốn sách” không ai có
đủ khả năng đọc kỹ tất cả mà họ phải biết chắt lộc những điều cần thiết.
Phân bố thời gian phù hợp
Bộ
não của chúng ta có thể hoạt động hiệu quả và mạnh mẽ nhất trong khoảng
thời gian từ 45 đến 60 phút. Chính vì vậy, để việc đọc hiệu quả nhất
hãy duy trì thời gian đọc như vậy.
Rất nhiều
người trong chúng ta khi đọc sách thường đọc trong khoảng thời gian vài
tiếng đồng hồ, điều này vừa hại sức khỏe lại ảnh hưởng đến chất lượng
đọc.
Khoảng thời gian đọc tốt nhất giống như
khoảng gian hoạt động tốt nhất của não bộ, cứ 45 hoặc 60 phút bạn hãy
dành thời gian cho mắt và não nghỉ ngơi, chỉ 5 phút mát xa mắt, hay nghe
một bài hát việc đọc của bạn sẽ tốt hơn.
Lựa chọn không gian phù hợp
Cũng
giống với học bài, để tập trung đọc bạn cũng cần có một không gian đọc
phù hợp. Có người thích một không gian gọn gàng, có người lại thích hơi
bừa bộn một chút, có người thích đọc trong phòng, có người lại thích đọc
trên thư viện, ngoài công viên xanh,…
Hãy lựa
chọn cho mình một không gian phù hợp nhất bằng cách “thử”. Bạn hãy thử
đọc sách trong nhiều không gian khác nhau, và khi thấy phù hợp nhất thì
hãy lựa chọn không gian đó.
Cân bằng các loại tài liệu và đọc trên nhiều phương tiện khác nhau
Như
đã nói ở phần đầu, có 3 loại tài liệu chúng ta cần thường xuyên sử
dụng. Để tránh nhàm chán, hãy đan xen các loại tài liệu với nhau, vừa để
tăng hứng thú vừa để phát huy hiệu quả.
Ví dụ,
trong một buổi sáng (khoảng 3 tiếng), bạn đừng chỉ đọc sách giáo khoa,
nâng cao hay tham khảo, hãy xen kẽ vào đó một khoảng thời gian ngắn để
lên mạng đọc báo, năm tin tức,… điều này cũng bổ sung kiến thức xã hội
cho chúng ta trong học tập và kết bạn.
Bạn cũng
có thể đọc trên nhiều phương tiện khác nhau như: sách, truyện, điện
thoại, máy tính,… việc đa dạng hóa phương tiện đọc sẽ giúp bạn linh hoạt
hơn thời gian đọc của mình.
Kỷ luật với bản thân
Cuối cùng và cũng là điều quan trọng nhất.
Bạn
có thể có rất nhiều lý thuyết, kỹ năng,… nhưng nếu không nghiêm khắc
với bản thân thì tất cả cũng chỉ là trên giấy tờ, nói được mà làm không
được.
Mỗi buổi tối, trước khi đi ngủ đọc vài
trang sách. Khi mới rèn luyện thói quen đọc, hãy đọc những cuốn sách dễ
hiểu, nhẹ nhàng. Hãy rèn luyện cho mình một thói quen đọc sách. Những
điều khó khăn nhưng nếu có lợi thì chúng ta nhất định phải làm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét